Bài 4 : Đoạn mạch nối tiếp
Bài 4.1.
Hai điện trở R1,R2 và ampe kế được mắc nối tiếp với nhau vào hai điểm A, B.
Hai điện trở R1,R2 và ampe kế được mắc nối tiếp với nhau vào hai điểm A, B.
a. Vẽ sơ đồ mạch điện trên.
b. Cho R1=5Ω, R2=10Ω,
ampe kế chỉ 0,2A. Tính hiệu điện thế của đoạn mạch AB theo hai cách.
LỜI GIẢI
Tóm tắt :
R1=5Ω
R2=10Ω
I = 0,2A
UAB=?
Câu a :
Vì 2 điện trở và ampe kế mắc nối tiếp nên ta có sơ đồ như hình
vẽ :
hình vẽ 4.1 |
Câu b.
Cách 1 : Ta sẽ đi tính tổng trở trước.
Vì mắc nối tiếp nên : Rtđ = R1 + R2 = 10+ 5 =
15 Ω
è UAB = IRtđ = 0,2.15 = 3 V
Cách 2 : Ta sẽ dựa vào mạch vì mắc nối tiếp nên hiệu điện thế
trên đoạn mạch phải bằng hiệu điện thế tổng của từng thiết bị.
UAB = U1 + U2
Với U1 = IR1 = 1,0 V
U2 = IR2 = 2,0 V
è UAB = 1 + 2 = 3 V
Các bạn có thể xem tiếp ; Giải bài tập vật lý 9 - Bài 5
Trước khi làm bài tập thì chúng ta cần nên biết thế nào là đoạn mạch mắc nối tiếp ?
Đoạn mạch mắc nối tiếp chính là đoạn mạch mà có các thiết bị điện nối với nhau theo kiểu đầu của thiết bị này sẽ nối tiếp với đuôi của thiết bị kia trên cùng một dây đẫn.Các bạn học sinh có thể nhìn hình sau để tưởng tượng ra được kiểu mắc nối tiếp như thế nào?
điện trở nối tiếp |
Đặc điểm của đoạn mạch mắc nối tiếp
Cường độ dòng điện tại mọi điểm là như nhau tại mọi điểm : I=I1+I2
Hiệu điện thế bằng tổng hiệu điện thế : U=U1+U2
Điện trở bằng điện trở tổng :R=R1+R2
Đó là các kiến thức cơ bản mà các bạn học sinh cần chú ý đến thì mới có thể giải bài tập vật lý 9 một cách hiệu quả nhất làm bài tập được.