Vì sao không nhún chân thì không nhảy được?

Nếu có người hỏi bạn: Không nhún chân có thể nhảy lên được không? Có lẽ bạn không trả lời ngay được. Vậy thì hãy thử làm một cái xem sao nào. Bạn sẽ nhận thấy rằng nếu không nhún chân thì không sao nhảy lên được, gân cốt hoàn toàn như không có chỗ triển khai. Đó là điều gì vậy?
Định luật thứ ba của Newton
Vì sao không nhún chân thì không nhảy được


Hoá ra là trong trường hợp tổng quát, chuyển động của vật thể đều phải tuân thủ các quy luật khách quan nhất định, đó là định luật Newton. Định luật thứ ba của Newton cho chúng ta biết rằng: Khi vật thể A tác động một lực lên vật thể B, tất nhiên vật thể B cũng đồng thời tác động lên vật thể A một phản lực, độ lớn của lực và phản lực bằng nhau, ngược chiều nhau và ở cùng trên một đường thẳng. Ví dụ như khi vỗ tay, bàn tay phải tác động lên bàn tay trái một lực, bàn tay trái đồng thời cũng tác động lại lên bàn tay phải một lực; để quyển sách lên bàn, sách có lực ép xuống bàn thì đồng thời mặt bàn cũng sinh ra một lực đỡ đối với quyển sách. Chúng đều là lực và phản lực.

Chúng ta muốn từ mặt đất nhảy một cái, thì phải làm cho mặt đất tác dụng một lực lên chúng ta. Nhưng làm thế nào mới có thể khiến cho mặt đất tác động lên chúng ta một lực nhỉ? Điều đó đòi hỏi chúng ta phải tác động lên mặt đất một lực trước đã. Chúng ta nhún chân, thấp người xuống rồi mới nhảy lên, tức là điều chỉnh cơ bắp của chân, làm cơ bắp co lại tác động một lực lên mặt đất. Như vậy, mặt đất sẽ đồng thời sinh ra một phản lực hướng lên trên đối với chúng ta. Nhờ vào phản lực đó, chúng ta nhảy lên được. Cơ bắp của chân tác động lên mặt đất một lực càng lớn, phản lực của mặt đất đối với chúng ta cũng càng lớn, vì vậy, nhảy được càng cao. Nếu không nhún chân, cơ bắp của chân sẽ không có cách gì sinh ra lực đối với mặt đất thì mặt đất cũng sẽ không sinh ra phản lực đối với chúng ta, cho nên không nhảy lên được.

Khi một chiếc thuyền muốn rời bến, người trên thuyền dùng sào tre chống vào bờ, lực chống càng lớn, thuyền rời bến càng xa. Đó cũng là quy luật của lực và phản lực.
Bạn đọc bài khác :

Vì sao con lật đật không bị đổ nhào


Giup đỡ các bạn giải bài tập vật lý 10

Từ khoá: Định luật thứ ba của Newton; Lực; Phản lực.
Vì sao con lật đật không bị đổ nhào ?

Vì sao con lật đật không bị đổ nhào ?

 Vì sao con lật đật không bị đổ nhào hiện tượng này thật là thú vị quá, chúng ta sẽ đi tim hiểu thế nào là con lật đật nhé.

Mọi người đều có thể nhận thấy hiện tượng: viên gạch nằm ngang rất ổn định, dựng nó đứng thẳng lên thì rất dễ bị đổ nhào; cái chai đựng nửa chai nước đặt đứng trên mặt đất bằng phẳng thì rất ổn định, chai không hoặc chai đựng đầy nước thì tương đối dễ bị lật nhào. Từ hai sự việc kể trên, có thể thấy, muốn cho một vật thể ổn định, không dễ bị lật đổ thì cần phải thoả mãn hai điều kiện: một là diện tích đáy của nó phải lớn; hai là sức nặng của nó phải cố tập trung vào phần dưới, nói cách khác là trọng tâm của nó phải thấp. Trọng tâm của vật thể có thể xem là điểm tác động hợp lực của trọng lực đặt lên đấy.

Đối với bất kì vật thể nào, nếu diện tích đáy của nó càng lớn, trọng tâm càng thấp thì nó càng ổn định, càng khó bị đổ nhào. Ví dụ: các kiến trúc hình tháp bao giờ cũng là bên dưới phình, bên trên nhọn, khi xếp hàng hoá vận chuyển bao giờ cũng đặt vật nặng xuống dưới, vật nhẹ lên trên.

Nắm được các kiến thức đó rồi, chúng ta hãy quay lại xem xét con lật đật. Toàn bộ thân mình con lật đật đều rất nhẹ, song ở đáy của nó có một cục chì hoặc cục sắt hơi nặng, vì vậy trọng tâm của nó rất. Mặt khác, mặt đáy của con lật đật lớn mà tròn nhẵn, dễ đung đưa. Khi con lật đật nghiêng lệch về một phía, do điểm tựa (điểm tiếp xúc của nó và mặt bàn) bị chuyển động, trọng tâm và điểm tựa không còn ở cùng trên đường thẳng góc nữa. Lúc ấy, dưới tác động của trọng lực, con lật đật sẽ đung đưa quanh điểm tựa cho đến khi khôi phục lại vị trí bình thường của nó. Mức độ nghiêng lệch của con lật đật càng lớn, khoảng cách ngang giữa trọng tâm và điểm tựa lại càng lớn, hiệu quả đung đưa do trọng lực sinh ra cũng càng lớn, xu thế khiến nó phục hồi về vị trí cũ cũng càng rõ rệt. Vì vậy, con lật đật có xô cũng không thể nhào đổ được.

Hiện tượng những vật thể vốn đứng yên, như kiểu con lật đật, sau khi bị những nhiễu động nhỏ mà có thể tự động phục hồi lại trạng thái thăng bằng ở vị trí cũ, trong vật lí người ta gọi đó là sự thăng bằng ổn định (cân bằng bền). Còn những vật thể hình cầu như quả bóng bàn, bóng đá, bóng chuyền, v.v. sau khi chịu ngoại lực tác động, có thể tiếp tục giữ thăng bằng ở bất kì vị trí nào thì loại trạng thái đó gọi là thăng bằng phiếm định (cân bằng phiếm định). Vật thể ở trạng thái thăng bằng phiếm định thì trọng tâm và điểm tựa của nó luôn luôn nằm trên cùng một đường thẳng và độ cao của trọng tâm không bao giờ biến đổi. Cây bút đặt nằm ngang trên bàn là một loại thăng bằng phiếm định, bất kể nó lăn tới đâu, độ cao của trọng tâm vẫn không biến đổi.

Bài đọc khác : 

    Vì sao tháp nước phải xây thật cao?

Bạn đọc tìm hiểu thêm giải bài tập vật lý 
Từ khoá: Con lật đật; Trọng tâm; Thăng bằng ổn định; Thăng bằng

phiếm định.
Vì sao tháp nước phải xây thật cao?

Vì sao tháp nước phải xây thật cao?

Vì sao tháp nước phải xây thật cao, liệu chúng ta có thể giải thích được hiện tượng này không các bạn.Thật vui khi 10 vạn câu hỏi vì sao về hóa học sẽ giải thích giúp bạn đọc nhé.

Vặn vòi ra, nước máy tuôn ra rào rào. Nước máy từ đâu đến vậy nhỉ? Chắc chắn là bạn sẽ nghĩ tới ống nước chôn sâu dưới đất. Nhưng muốn truy tìm nguồn nước thì phải lần theo ống nước đến tận nhà máy nước xem sao. Thì ra, những ống nước chôn ở dưới đất ấy đều nối liền làm một với tháp nước rất cao trong nhà máy nước.

Vậy thì, các tháp nước có tác dụng gì? Chúng ta có thể đưa ra một ví dụ nhỏ. Khi tưới hoa, nếu bạn hơi nghiêng bầu nước một chút, dòng nước chảy ra vừa mảnh lại vừa chậm; nếu nghiêng bầu nước rạp xuống nhiều hơn nữa thì dòng nước phun ra vừa to vừa xiết. Do nguyên nhân gì nhỉ? Hoá ra là mực nước càng cao thì áp suất sẽ càng tăng. Làm cho bầu nước nghiêng đi tức là làm cho độ cao mực nước đối với vòi phun lớn lên, áp suất của nước cũng theo đó mà lớn lên, dòng nước phun ra cũng vừa to vừa xiết.

Đối với tháp nước cao, nếu độ cao của một tháp nước là 10 m, độ cao của một tháp nước khác chỉ có 5 m thì áp suất dòng nước ở đáy của cái tháp cao 10 m lớn hơn áp suất dòng nước ở đáy tháp 5 m khoảng 49 kilôpascan (kPa). Nếu kích thước của miệng lỗ chảy nước ở hai đáy bằng nhau, khi mở chúng ra đồng thời với nhau, nước chảy ở miệng có áp suất lớn tất nhiên mạnh hơn ở áp suất nhỏ. Vì nước máy phải cung ứng cho các hộ tiêu dùng ở những địa thế cao thấp khác nhau nên nếu áp suất không đủ thì hộ tiêu dùng ở địa thế cao sẽ không lấy được nước. Vì vậy, tháp nước nói chung phải xây thật cao.

Ở những thành phố lớn và thành phố vừa hiện đại hoá, do phạm vi của mạng lưới cấp nước rộng, sức cản của đường ống lớn, chỉ dựa vào tháp nước để sinh ra áp lực là không đủ, còn phải nhờ vào rất nhiều máy bơm tăng áp lực nước.
Bài viết mới :

Vì sao bút máy có thể tự chảy mực ra?


Liên hệ giải bài tập vật lý 8 :

Vì sao bút máy có thể tự chảy mực ra?

Vì sao bút máy có thể tự chảy mực ra
Vì sao bút máy có thể tự chảy mực ra

Vì sao bút máy có thể tự chảy mực ra, vật lý thật là vi diệu phải không các bạn, nó có thể giải thích được tất cả các hiệt tượng bật lý diễn ra trong đời sống.

Khi bạn dùng bút máy viết chữ trên giấy, lập tức xuất hiện nét chữ bằng mực. Hẳn bạn đã từng băn khoăn: vì sao khi bạn viết, mực trong bút máy lại liên tục chảy ra; còn khi bạn ngừng viết, mực lại không chảy ra nữa? Chúng ta hãy làm một thí nghiệm: Cắm một ống thuỷ tinh nhỏ vào trong cái cốc thuỷ tinh có đựng nước, nước liền nhanh chóng dâng cao lên bên trong ống, khi đó ta thấy mặt nước trong ống còn cao hơn mặt nước trong cốc thuỷ tinh. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng mao dẫn. Bút máy được thiết kế ra chính là ứng dụng nguyên lí mao dẫn này. Nó dựa vào một loạt các rãnh mao dẫn trên thân ngòi bút và khe hở nhỏ ở đầu ngòi bút mà vận chuyển mực từ trong ruột bút đến đầu ngòi bút. Khi viết chữ, đầu ngòi bút vừa chạm vào tờ giấy, mực liền dính lên giấy, lưu lại trên đó những nét chữ rõ rệt.
Vì sao bút máy có thể tự chảy mực ra
Vì sao bút máy có thể tự chảy mực ra


Khi ngừng viết, vì sao mực trong bút máy không chảy ra nhỉ? Chúng ta hãy làm thêm một thí nghiệm nhỏ nữa để làm rõ vấn đề này.
Lấy một tấm bìa cứng đậy lên miệng cốc thuỷ tinh đựng đầy nước, ép chặt tấm bìa và nhanh chóng lật ngược cả cốc nước và bìa lộn đầu xuống phía dưới, sau đó nhẹ nhàng bỏ tay ép tấm bìa ra. Khi ấy tấm bìa cứng bị hút chặt vào miệng cốc và đỡ lấy lượng nước đầy trong cốc. Sức mạnh nào đã đỡ được tấm bìa mà nhờ đó nước trong cốc thuỷ tinh không chảy ra ngoài? Đó là tác động của áp suất khí quyển. Chính là áp suất khí quyển đã đỡ được tấm bìa và nước trong cốc. Lúc không viết chữ, mực trong bút máy không chảy ra ngoài cũng bởi nguyên nhân đó, vì áp suất khí quyển bên ngoài ruột bút lớn hơn áp suất bên trong, cho nên có thể giữ mực lại.
Bạn đọc có thể giải bài tập vật lý 9 thêm : Bài 7 :Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn 
Bài biết cũ hơn : 

Vì sao dùng ống hút có thể hút được nước giải khát


Từ khoá: Bút máy; Hiện tượng mao dẫn; Áp suất khí quyển.
Vì sao dùng ống hút có thể hút được nước giải khát

Vì sao dùng ống hút có thể hút được nước giải khát


Vì sao dùng ống hút có thể hút được nước giải khát 10 bạn câu hỏi vì sao về vậy lý sẽ lý giải giúp các bạn đọc nhé
Khi bạn dùng ống hút để uống nước giải khát, bạn có thoáng đặt câu hỏi:
vì sao miệng vừa hút một cái thì nước liền theo ống hút chạy vào mồm chúng ta ngay? Điều đó chủ yếu là nhờ vào sự giúp sức của áp suất khí quyển.
Chúng ta biết rằng, xung quanh Trái Đất có một lớp không khí khá dày bao bọc, gọi là khí quyển. Ở đâu có không khí thì ở đó phải chịu tác động của áp suất khí quyển. Tại bề mặt của Trái Đất, áp suất khí quyển trên diện tích mỗi cm2 vào khoảng 10 niutơn.

Cắm ống hút vào trong cốc nước, bên trong và bên ngoài của ống hút đều tiếp xúc với không khí, đều chịu tác động của áp suất khí quyển, và áp suất khí quyển bên trong, bên ngoài bằng nhau. Khi ấy nước ở trong và ngoài ống đều duy trì trên cùng một mặt phẳng ngang. Chúng ta ngậm ống hút và hút một cái, không khí trong ống bị chúng ta hút đi, trong ống không còn không khí, áp suất tác động lên mặt nước bên trong ống hút nhỏ hơn áp suất tác động lên mặt nước bên ngoài ống hút. Thế là áp suất khí quyển liền ép đồ uống chui vào ống hút, làm cho mặt nước trong ống hút dâng cao lên. Chúng ta tiếp tục hút như thế, đồ uống sẽ ùn ùn tuôn vào miệng không dứt. 
Các bạn có thể tham khảo giải bài tập vậy lý  9 : Bài 6 : Bài tập vận dụng của định luật Ôm
Bài  cũ hơn : 

Vì sao cái kim dễ xuyên vào vật khác


Từ khoá: Ống hút; Áp suất khí quyển.
Vì sao cái kim dễ xuyên vào vật khác

Vì sao cái kim dễ xuyên vào vật khác

Vì sao cái kim dễ xuyên vào vật khác?- 10 vạn câu hỏi vì sao

Dùng đầu cái kim xuyên vào tờ giấy, cái kim xuyên thủng một lỗ nhỏ trên giấy rất dễ dàng. Nếu quay ngược kim lại, lấy cái đầu cùn hơi tròn tròn xuyên vào giấy thì không mấy dễ dàng xuyên thủng được giấy. Đó là vì áp suất đặt lên mặt giấy có độ lớn khác nhau. Áp suất là độ lớn của áp lực đặt lên trên một đơn vị diện tích.

Khi chúng ta lần lượt dùng đầu nhọn và đầu cùn của kim xuyên vào tờ giấy, tuy lực bỏ ra bằng nhau, nhưng áp suất đặt lên tờ giấy lại khác nhau. Khi xuyên bằng đầu nhọn, lực bỏ ra đều tập trung vào đầu kim nhọn; còn khi dùng đầu cùn, lực bỏ ra lại bị phân tán trên diện tích lớn hơn so với đầu nhọn. Theo đó, áp suất của đầu kim nhọn đặt lên tờ giấy sẽ lớn hơn áp suất của đầu kim cùn. Vì vậy, đầu kim nhọn của kim dễ xuyên thủng giấy hơn đầu kim cùn.

Trong đời sống, có rất nhiều ví dụ về làm tăng áp suất, như dùng kim may quần áo, dùng ống tiêm để tiêm thuốc, đóng đinh lên tường, dùng dao sắt để cắt đồ vật v.v. đều là tập trung lực trên một diện tích tương đối nhỏ, nhằm đạt được mục đích làm tăng áp suất.

Nhưng áp suất quá lớn cũng thường gây nên rắc rối.

Khi bạn đi bộ trên đất phủ tuyết, hai chân hay bị lún xuống. Đó là vì áp suất của cơ thể đối với đất phủ tuyết quá lớn. Nếu bạn đi giày trượt tuyết thì chẳng những không bị lún, mà còn có thể trượt trên tuyết như bay nữa. Hoá ra là tấm trượt tuyết vừa rộng vừa lớn, làm tăng diện tích hơn 20 lần so với chân bạn, chúng làm cho áp lực của thân thể bạn đặt lên đất phủ tuyết bị phân tán ra.

Hiểu rõ điều này, bạn sẽ nhận thức được ngay vì sao bánh xe của xe tăng và máy kéo phải có bánh xích vừa dài vừa rộng quàng lên hay vì sao phải đặt đường ray tàu hoả lên trên những thanh tà vẹt.

Từ khoá: Áp lực; Áp suất.
bạn đọc xem thêm giải bài tập vậy lý   lớp 9 với  : Bài 5 : Đoạn mạch song song 

Vì sao các đường ô tô lên núi đều quanh co uốn khúc?

10 vạn câu hỏi vì sao - Vì sao các đường ô tô lên núi đều quanh co uốn khúc?

Ôtô muốn từ chân núi chạy lên, không thể chạy thẳng đứng được, bao giờ cũng theo đường vòng vèo quanh núi mà chạy dần lên. Khi làm như vậy, chẳng những xe chạy được tương đối an toàn mà còn đỡ tốn sức nữa.
Chúng ta hầu như đều nhận thấy: đi bộ hoặc cưỡi xe đạp từ chỗ thấp lên chỗ cao vất vả hơn so với đi trên đất bằng, leo lên sườn dốc đứng sẽ mất sức nhiều hơn so với sườn dốc thoai thoải. Vì vậy, khi lên sườn dốc, bao giờ người ta cũng tìm cách làm giảm bớt độ dốc của sườn núi đi một ít. Đối với sườn núi có độ cao nhất định thì mặt nghiêng của sườn núi càng dài, độ dốc càng bé. Vì vậy, con người hay dùng cách kéo dài mặt nghiêng để làm giảm độ dốc, đạt được mục đích ít tốn sức.

Vì sao các đường ô tô lên núi đều quanh co uốn khúc
Vì sao các đường ô tô lên núi đều quanh co uốn khúc
 

Ví dụ như khi đẩy xe chở hàng nặng lên dốc, nếu đẩy thẳng tuột lên, người sẽ cảm thấy rất mất sức. Những người có kinh nghiệm thường đẩy lên theo hình chữ S. Như vậy, tuy có đi dài thêm một ít đường, nhưng có thể bớt tốn nhiều sức lực. Lên dốc theo hình chữ S tức là làm cho mặt nghiêng dài ra, giảm thấp độ dốc.

Còn một ví dụ nữa, ở hai đầu của một cái cầu to và cao đều có đường dẫn lên cầu khá dài, có khi còn xây đường dẫn thành hình xoắn ốc. Đó đều nhằm làm giảm độ dốc của cầu mà phải kéo dài mặt cầu ra.

Từ khoá: Mặt nghiêng; Đỡ mất sức; Đường dẫn lên cầu
tham khảo giải bài tập vật lý lớp 9 : Bài 3 : Thực hành : Xác định điện trở của dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế

Một mét dài bao nhiêu?

10 vạn câu hỏi vì sao - một mét dài bao nhiêu?

Trong hộp đựng dụng cụ học tập của bạn thường có một thước thẳng bằng nhựa trong suốt, trên mặt thước có in từng vạch thẳng, các vạch nhỏ cách nhau một milimet, mười vạch nhỏ bằng một xentimet, 1000 vạch nhỏ bằng chiều dài một mét.

Đơn vị theo hệ mét là đơn vị độ dài thông dụng trên thế giới. Vì sao phải dùng đơn vị độ dài thống nhất nhỉ? Thời cổ đại, các nước đều có đơn vị độ dài của riêng mình. Vả lại, đơn vị độ dài ở mỗi thời kì có khi còn biến đổi nữa. Đơn vị đo độ dài thay đổi nhiều sẽ gây ra không ít khó khăn cho việc chế tạo cơ khí chính xác.

Sau cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật buộc các nhà khoa học phải nhanh chóng tìm ra tiêu chuẩn độ dài thống nhất quốc tế có thể duy trì lâu dài không đổi. 
Một mét dài bao nhiêu
Một mét dài bao nhiêu

Các nhà khoa học lúc bấy giờ cho rằng kích thước của Trái Đất không biến đổi. Năm 1790, giới khoa học Pháp đã đo kinh tuyến của Trái Đất, đề xuất ý kiến lấy 1/10 triệu của đoạn kinh tuyến từ xích đạo đi qua Pari đến Bắc Cực làm tiêu chuẩn độ dài, gọi là một "mét". Con người căn cứ vào tiêu chuẩn độ dài đó chế ra một thước mét tiêu chuẩn đầu tiên bằng platin.

Năm 1889, Hội nghị về đo lường quốc tế đã chính thức quyết định, dựa theo độ dài của thước mét tiêu chuẩn đầu tiên, dùng hợp kim platin - iriđi chế thành một thước mét có mặt cắt ngang hình chữ X làm thước mét tiêu chuẩn quốc tế. Thước này được cất giữ cẩn thận tại Cục Đo lường quốc tế Pari. Thước mét tiêu chuẩn phục chế của các nước phải được đưa định kì đến Pari để so mẫu với thước mét tiêu chuẩn quốc tế đó.

Nhưng các nhà khoa học chưa cảm thấy hài lòng đối với thước mét quý giá ấy. Một là, nó quá mềm yếu, muốn duy trì được độ chính xác, bắt buộc phải đặt nó trong phòng có nhiệt độ ổn định suốt cả năm. Hai là, hợp kim platin - iriđi vẫn không tránh được hiện tượng lạnh co, nóng giãn. Ba là, thước chế tạo bằng kim loại, thời gian dài lâu thế nào cũng bị ăn mòn, hư hại.

Các nhà khoa học cận đại đã nghiên cứu bản chất của ánh sáng, phát hiện nó lan truyền dưới hình thức của sóng. Ánh sáng màu sắc khác nhau có bước sóng khác nhau, đồng thời phát hiện nó lan truyền dưới dạng bước sóng hết sức ổn định. Dùng bước sóng của ánh sáng làm tiêu chuẩn độ dài có tính ưu việt không gì sánh bằng. Vì vậy, tháng 10 năm 1960, Hội nghị đo lường quốc tế khoá 11 đã chính thức quyết định: Bước tiêu chuẩn của mét bằng 1650763,73 lần bước sóng ánh sáng màu vàng cam của kpypton - 86 phát ra trong chân không.

Sau khi phát minh ra laze , do tính đơn sắc của laze tốt, độ chói cao, khi dùng bước sóng của laze làm chuẩn gốc, độ chính xác so với dùng đèn của chất đồng vị kpypton - 86 được nâng cao tới 1.000.000 lần. Vì vậy, laze nhanh chóng trở thành "thước ánh sáng" lí tưởng của các nhà khoa học.

Tuy đã có thước ánh sáng của laze nhưng các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục tìm kiếm cái thước chính xác hơn. Ngày 20 tháng 10 năm 1983, trong Hội nghị đo lường quốc tế khoá 17 họp tại Pari, các bộ môn đầy quyền lực hữu quan lại tiến một bước trong việc xác định độ dài tiêu chuẩn của mét, cụ thể bằng độ dài của đoạn đường mà ánh sáng lan truyền trong chân không trong thời gian 1/299792458 giây. Vì rằng tốc độ truyền của ánh sáng trong chân không là không đổi, nên cái "thước ánh sáng" mới này đặc biệt chính xác.

Từ khóa : Thước mét tiêu chuẩn; Kinh tuyến; Kpypton - 86; Laze.

Vì sao sức nặng của vật thể có thể biến đổi?

Phải chăng sức nặng của vật thể là do lực hút trái đất?
Nếu có ai nói với bạn rằng sức nặng của một vật thể không phải là cố định mà có thể biến đổi theo những địa điểm khác nhau, liệu bạn có tin không? Song sự thực lại đúng là như vậy. Đưa vật thể đến những địa điểm khác nhau, sức nặng của chúng quả thực có xảy ra sự biến đổi. Một sự việc như thế này đã từng xảy ra: một nhà buôn mua của ngư dân 5000 tấn cá trắm đen của Hà Lan, đưa lên tàu chở từ đó về thủ đô Môgađishu của Xômali, gần xích đạo. Đến nơi, dùng cân lò xo cân lại bỗng thấy thiếu hơn 30 tấn cá. Lạ thật, cá chạy đi đâu nhỉ? Bị mất cắp là điều không thể có, vì trên đường đi, tàu không hề cập bến bờ nào cả. Tiêu hao trong quá trình xếp dỡ cũng không thể nhiều đến thế. Mọi người xôn xao bàn tán, nhưng không ai vạch ra được điều bí ẩn này. Về sau, sự thật cũng được làm sáng tỏ. Cá không bị mất cắp, cũng không phải việc xếp dỡ gây nên hao hụt, mà do sự tự quay của Trái Đất và sức hút của nó. Hoá ra là sức nặng của một vật thể - tức là trọng lực tác động lên nó, là do sức hút của Trái Đất lên vật thể đó tạo ra. Song Trái Đất lại luôn luôn xoay quanh mình, tạo ra một loại lực li tâm tự quay. Vì vậy, độ lớn của trọng lực mà vật thể chịu tác động bằng với hợp lực của sức hút Trái Đất và lực li tâm quán tính của sự tự quay, đúng ra là sức hút của địa tâm trừ đi thành phần thẳng đứng của lực li tâm quán tính của sự tự quay. Vì Trái Đất có hình bầu dục bẹt ở hai đầu, càng gần xích đạo thì khoảng cách giữa mặt đất và địa tâm càng lớn, sức hút Trái Đất cũng lại càng nhỏ. Mặt khác, càng gần xích đạo, lực li tâm tác dụng lên vật thể do sự tự quay của Trái Đất sinh ra lại càng lớn cho nên càng gần xích đạo, trọng lực thực tế tác động lên vật thể càng nhỏ. 5000 tấn cá trắm đen, vận chuyển từ nước Hà Lan có vĩ độ trung bình đến nước Xômali gần xích đạo, trọng lực tác động tất nhiên giảm dần. Đó là lý do vì sao khi cân lại, cá bị hụt hơn 30 tấn. Nếu một vận động viên leo núi nhặt được một tiêu bản nham thạch trên đỉnh Evơret mang về Bắc Kinh, nó sẽ nặng hơn một chút. Còn như có nhà phi hành vũ trụ mang nó vào khoảng không bên ngoài phạm vi sức hút Trái Đất nó sẽ không còn sức nặng nữa. Song, bất kể là sức nặng của vật thể biến đổi ra sao, khối lượng của chúng vẫn không hề thay đổi. Điều đáng chú ý là, sự biến đổi sức nặng của vật thể chỉ có thể cân đo ra được bằng cân lò xo mà thôi. Dùng cân bàn hoặc cân đòn đều không cân đo được, vì hai dụng cụ này đo khối lượng của vật thể (và đơn vị tấn mà ta nói ở trên là tấn lực).

Từ khóa : Sức nặng; Sức hút Trái Đất .

10 vạn câu hỏi vì sao
10 vạn câu hỏi vì sao
các bạn có thể xem thêm giải bài tập vật lý 9

Bài 62: Điện gió - Điện mặt trời - Điện hạt nhân


10 vạn câu hỏi vì sao về vật lý

Mục lục sách 10 vạn cau hỏi vì sao về vật lý

10 vạn cau hỏi vì sao về vật lý
10 vạn câu hỏi vì sao về vật lý


1. Vì sao sức nặng của vật thể có thể biến đổi? 

2. Một mét dài bao nhiêu?

3. Vì sao các đường ô tô lên núi đều quanh co uốn khúc? 

4. Vì sao cái kim dễ xuyên vào vật khác?

5. Vì sao dùng ống hút có thể hút được nước giải khát ? 6. Vì sao bút máy có thể tự chảy mực ra?

7. Vì sao tháp nước phải xây thật cao? 8. Vì sao con lật đật không bị đổ nhào?

9. Vì sao không nhún chân thì không nhảy được?

10. Vì sao khi đi trên dây thép phải đung đưa hai cánh tay? 11. Vì sao trên núi cao nấu cơm không chín?

12. Con người lặn xuống biển sâu, thân mình có bị ép bẹp không?

13. Vì sao con mắt của kĩ sư có thể "nhìn thấy" ứng suất bên trong vật liệu?

14. Vì sao diễn viên xiếc có thể dùng đầu đỡ lấy cái vò từ trên cao rơi xuống?

15. Trong tàu hoả đang chạy với tốc độ cao, vì sao khi nhảy lên vẫn rơi lại chỗ cũ?

16. Vì sao đi xe đạp trên đất sét nhão rất tốn sức? 17. Vì sao thi kéo co không phải chỉ so về sức lực?

18. Vì sao đi giày trượt băng có thể trượt thoải mái trên băng ?

19. Vì sao ở một số địa phương, người ta thích đội vật nặng lên đầu? 20. Vì sao găng tay, tất chân bị ẩm rất khó tháo ra?

21. Vì sao những hạt nước trên lá sen đều là những giọt nước nhỏ tròn vo?

22. Vì sao màu sắc của hai mặt vợt bóng bàn lại khác nhau? 23. Khi ném đĩa sắt, vì sao vận động viên phải xoay người?

24. Vì sao trong nòng súng, nòng pháo có đường xoắn ốc vòng vòng? 25. Vì sao vận động viên bóng chuyền phải nhào lăn để cứu bóng?

26. Vì sao trong "đường bóng quả chuối", bóng có thể bay theo đường vòng cung?

27. Vì sao cái yô yô có thể tự động quay về lòng bàn tay?

28. Vì sao khi bị ngã từ trên cao, mèo vẫn bình yên rơi xuống đất? 29. Vì sao tàu thuỷ bao giờ cũng cập bến ngược dòng?

30. Vì sao hai tàu thuỷ lớn chạy song song cùng chiều với tốc độ cao sẽ



đâm vào nhau?

31. Vì sao bụi ở phía sau ô tô đặc biệt nhiều? 32. Vì sao nước cũng có thể "chặt sắt như bùn"?

33. Vì sao vận động viên lướt ván đứng trên mặt nước mà không bị chìm?

34. Vì sao trong điều kiện ngược gió thuyền buồm vẫn có thể chạy tới được?

35. Vì sao diều có thể bay lên trời xanh? 36. Vì sao ống khói có thể thải khói ra? 37. Vì sao nước ga có thể sủi bọt?

38. Vì sao trong ống chứa nước máy có lúc lại phát ra tiếng kêu òng ọc? 39. Gió lầu cao là gì?

40. Vì sao dòng nước chỗ lỗ xả của bể nước bao giờ cũng xoáy theo một hướng?

41. Vì sao ném viên đá xuống nước, mặt nước lại có gợn sóng từng vòng từng vòng?

42. Vì sao vào ban đêm và sáng sớm, nghe rõ tiếng chuông hơn ban ngày?

43. Vì sao vận động viên leo núi khi leo lên núi cao không được cất tiếng gọi to?

44. Vì sao vật nổi trên mặt nước không trôi ra ngoài theo sóng nước? 45. Vì sao một đội quân không thể rập đều bước chân đi qua cầu?

46. Vì sao cát có thể sắp xếp thành những đồ án đẹp đẽ?

47. Vì sao khi kề tai gần miệng phích không đựng nước lại nghe thấy tiếng o o?

48. Vì sao cá đúc ở đáy chậu lại phun nước? 49. Vì sao suối nhỏ lại kêu róc rách?

50. Viên đạn và tiếng nổ cái nào chuyển động nhanh hơn?

51. Vì sao tốc độ truyền của âm thanh trong nước lại nhanh hơn trong không khí?

52. Vì sao đi bộ trong ngõ nhỏ ban đêm lại phát ra tiếng vọng? 53. Vì sao tường hồi âm có thể truyền âm thanh?

54. Vì sao trong không khí lại sinh ra sóng xung kích lớn? 55. Sóng siêu âm là gì?

56. Vì sao sóng siêu âm có thể rửa sạch các linh kiện tinh vi? 57. Ai dự báo gió bão trên biển?

58. Vì sao khi bay với tốc độ siêu thanh, máy bay lại phát ra tiếng nổ to như sấm?

59. Vì sao sóng hạ âm lại ảnh hưởng đến sức khoẻ con người?



60. Vì sao khi xe lửa chạy tới gần, tiếng còi nghe rít chói, còn khi chạy xa ra thì biến thành tiếng trầm khàn?

61. Vì sao áp tai lên đường ray có thể nghe tiếng xe lửa ở rất xa? 62. Vì sao cây sáo có thể thổi ra bản nhạc?

63. Bạn có thể dùng cốc nước làm một giàn đàn chuông mô phỏng không?

64. Vì sao hiệu quả âm hưởng của nhà hát lớn Thượng Hải đặc biệt tốt? 65. Thang nhiệt độ được xác định như thế nào?

66. Vì sao nhiệt kế có loại chứa rượu, có loại chứa thuỷ ngân?

67. Vì sao cột thuỷ ngân trong cặp nhiệt độ cho người không thể tự động hạ xuống?

68. Không độ Celsius và không độ tuyệt đối là gì?

69. Vì sao nước ngầm ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè? 70. Mùa hè, vì sao xe đạp dễ nổ lốp?

71. Vì sao vằn thắn nấu chín rồi lại nổi lên? 72. Vì sao cháo sôi lại trào ra?

73. Vì sao khi luộc chín trứng, ngâm vào nước lạnh thì dễ bóc vỏ hơn? 74. Vì sao hạt ngô cứng chắc có thể biến thành bỏng ngô xốp giòn?

75. Vì sao khi quạt máy chạy hoặc quạt bằng tay lại cảm thấy mát mẻ? 76. Mùa đông vì sao sờ vào sắt lạnh hơn gỗ?

77. Vì sao áo lông giữ ấm đặc biệt tốt?

78. Vì sao trên cửa sổ tàu hoả phải lắp hai lớp kính? 79. Vì sao đèn kéo quân có thể xoay tròn?

80. Vì sao ngọn lửa bao giờ cũng hướng lên? 81. Vì sao phích nước nóng giữ được nhiệt?

82. Vì sao khi mỡ bốc cháy không được dùng nước để dập tắt? 83. Vì sao nước rơi vào chảo mỡ lại phát ra tiếng “lép bép” ?

84. Mùa đông, vì sao hơi trong miệng thở ra có màu trắng? 85. Những cột băng dưới mái hiên hình thành như thế nào? 86. Vì sao băng bao giờ cũng đóng trên mặt nước?

87. Vì sao nói băng khô không phải là băng thông thường? 88. Vì sao quả cầu tuyết càng lăn càng lớn?

89. Vì sao tuyết bẩn tan chảy trước tuyết sạch? 90. Vì sao dùng nồi áp suất dễ nấu chín thức ăn?

91. Vì sao trên kính cửa sổ lại đóng hoa băng đẹp đẽ?

92. Vì sao khi bay, đằng sau máy bay lại kéo theo một dải khói trắng? 93. Vì sao không thể chế tạo ra động cơ vĩnh cửu?

94. Vì sao một giọt mực sau khi khuếch tán ở trong nước sẽ không thể tự động tụ lại?



95. Vì sao khi cởi áo len lại nghe có tiếng "lẹt rẹt"? 96. Sét hình thành như thế nào?

97. Vì sao trên các toà kiến trúc lớn phải lắp cột thu lôi? 98. Vì sao nam châm hút được sắt?

99. Vì sao nam châm nung đỏ không hút được sắt? 100. Điện từ đâu đến vậy?

101. Vì sao chim đậu trên dây điện mà không bị điện giật? 102. Tại sao cầu chì có tác dụng bảo vệ?

103. Tại sao trước khi đèn nê ông bật sáng, cái tắc te phải chớp nháy vài lần?

104. Vì sao đèn ống tiết kiệm điện hơn bóng đèn dây tóc?

105. Vì sao đèn iôt - vonfram có thể tích nhỏ, độ chói cao, tuổi thọ dài? 106. Vì sao máy biến áp có thể biến đổi điện áp?

107. Rò điện là gì?

108. Vì sao truyền tải điện đường dài phải áp dụng cách truyền bằng điện áp siêu cao?

109. Phát điện từ thuỷ động là gì?

110. Vì sao cá chình điện có thể sinh ra điện? 111. Đồng hồ thạch anh tính giờ như thế nào?

112. Vì sao đèn tiết kiệm điện lại có thể tiết kiệm được điện? 113. Sóng ánh sáng và sóng điện sóng nào nhanh hơn?

114. Tốc độ truyền của điện là gì?

115. Vì sao nói bức xạ điện từ cũng là một loại ô nhiễm môi trường? 116. Chất bán dẫn là gì?

117. Vì sao các công đoạn sản xuất của một số linh kiện bán dẫn phải làm trong chân không?

118. Mạch tích hợp là gì?

119. Vì sao sản xuất mạch tích hợp phải cần đến môi trường siêu sạch? 120. Kĩ thuật vi điện tử là gì?

121. Vì sao bóng quang điện có thể thay thị giác của mắt? 122. Vì sao ăc quy có thể nạp đi nạp lại được?

123. Vì sao giày da bôi xi vào càng lau càng bóng?

124. Vì sao trần nhà thường sơn màu trắng, còn bốn bức vách tốt nhất là sơn màu khác?

125. Vì sao khi nhìn nghiêng vào chậu thau đầy nước thấy nước như nông hơn?

126. Vì sao kính mờ bị giội nước vào sẽ trong suốt?

127. Vì sao bóng bên dưới đèn dây tóc thì rất rõ, còn bóng dưới đèn ống lại không rõ?



128. Vì sao khi chụp ảnh phong cảnh thường phải đặt một miếng kính màu ở trước ống kính?

129. Vì sao các vận động viên leo núi đều phải mang kính đen? 130. Vì sao ánh sáng của đèn pha chiếu ra song song?

131. Vì sao biển khơi có màu xanh thẫm, còn bọt nước trên biển lại là màu trắng?

132. Vì sao kính lúp có thể phóng to ảnh vật? 133. Làm thế nào để dùng băng lấy lửa?

134. Vì sao dùng kính hiển vi có thể thấy rõ những vật nhỏ li ti?

135. Vì sao kính hiển vi điện tử có thể phóng to ảnh vật gấp triệu lần? 136. Vì sao dùng kính viễn vọng có thể thấy rõ vật thể ở xa?

137. Vì sao độ rộng của các mảnh ba màu trên quốc kì Pháp không bằng nhau?

138. Vì sao đèn đường trong mưa có các quầng sáng? 139. Vì sao trên trời lại xuất hiện cầu vồng?

140. Vì sao đèn ống có thể phát ra ánh sáng nhiều màu? 141. Phản xạ toàn phần là gì?

142. Vì sao lại xuất hiện ảo ảnh?

143. Vì sao giọt xăng rơi xuống đường phố ẩm ướt lại có nhiều màu sắc?

144. Vì sao "gương thấu quang" thời Tây Hán lại để ánh sáng xuyên qua?

145. Vì sao ánh sáng màu đỏ thường được dùng để làm tín hiệu cảnh báo nguy hiểm?

146. Laze là gì?

147. Laze có những đặc tính nào?

148. Phép chụp ảnh giao thoa laze là gì?

149. Vì sao hình ảnh laze trên sân khấu có thể biến đổi theo tiết tấu của bản nhạc?

150. Vì sao tia X có thể xuyên qua cơ thể người?

151. Vì sao thực phẩm được chiếu xạ có thể bảo quản lâu dài?

152. Vì sao máy kiểm tra an toàn có thể phát hiện hàng cấm cất giấu trong hành lí?

153. Nguyên lí tốc độ ánh sáng không đổi là gì?

154. Vì sao tốc độ chuyển động của bất kì vật thể nào cũng không thể đạt tới và vượt quá tốc độ ánh sáng?

155. Vì sao nói tia sáng trên trời là cong?

156. Vì sao quang lượng tử không phải là hạt vật chất, cũng không phải là sóng?



157. Vì sao nói hạt cơ bản không còn cơ bản nữa?

158. Vì sao nghiên cứu hạt cơ bản nhỏ xíu mà phải dùng máy gia tốc đồ sộ?

159. Vì sao nói plasma là trạng thái thứ tư của vật chất?

160. Vì sao nói chất siêu dẫn không phải là chất dẫn hoàn toàn?

161. Vì sao nói tinh thể lỏng vừa không phải là tinh thể cũng không phải là chất lỏng?

162. Vì sao nói mô hình kết cấu phân tử của C60 giống quả bóng đá? 163. Vì sao laze có thể làm cho nguyên tử "nguội" đi?

164. "Hiệu ứng cánh bướm" của giới tự nhiên là gì?

165. Vì sao độ dài đường bờ biển không thể đo chính xác được? 166. Phản vật chất là gì?

167. Vật chất tối là gì? 168. Nơtrino là gì?

169. Quan sát thế giới nguyên tử nhỏ bé như thế nào? 170. Liệu loài người có thể thao tác nguyên tử?

171. Khoa học đa ngành của khoa học kĩ thuật là gì? 172. Vì sao xe đạp địa hình có thể chuyển líp đổi tốc độ? 173. Vì sao lò điện từ phải dùng nồi đáy phẳng?

174. Vì sao nồi cơm điện có thể tự động nấu chín cơm, giữ được nhiệt? 175. Vì sao máy sấy tay có thể tự động bật tắt?

176. Vì sao một số quạt máy có thể thổi ra gió mô phỏng tự nhiên? 177. Vì sao "mắt mèo" không thể nhìn từ hai đầu?

178. Vì sao dùng máy nhìn đêm có thể thấy rõ cảnh vật trong bóng tối? 179. Vì sao đèn bàn điện tử có thể phòng ngừa cận thị?

180. Mắt điện tử giúp người mù "nhìn" đồ vật như thế nào? 181. Vì sao mũi điện tử có khứu giác nhanh nhạy?

182. Tủ khử trùng tiến hành khử trùng cho bộ đồ ăn như thế nào?

183. Vì sao khoảng cách giữa quạt trần với trần nhà không được quá nhỏ?

184. Vì sao súng quang điện của máy trò chơi có thể bắn trúng mục tiêu trên màn hình?

185. Vì sao có lúc sờ vào vỏ ngoài kim loại của đồ điện gia dụng lại có cảm giác tê tê?

186. Vì sao cái cân điện tử lập tức biểu hiện rõ trọng lượng và giá cả của vật bị cân?

187. Vì sao không thể dùng máy biến áp để nâng cao hoặc hạ thấp điện áp của pin?

188. Vì sao máy hút bụi có thể hút được bụi?



189. Vì sao khi sử dụng một số đồ điện gia dụng nhất thiết phải nối dây đất?

190. Vì sao máy giặt có thể giặt sạch quần áo?

191. Vì sao lò vi sóng không có lửa mà vẫn nấu chín được thức ăn? 192. Vì sao có thể điều khiển một số đồ điện gia dụng từ xa bằng cái điều khiển?

193. Vì sao máy photocopy có thể in lại hình vẽ, chữ viết? 194. Vì sao đàn điện tử có thể tấu lên điệu nhạc tươi vui êm tai?

195. Vì sao máy làm sạch không khí có thể làm sạch không khí?

196. Vì sao cái bảo hộ khí oxit cacbon có thể ngăn ngừa trúng độc oxit cacbon?

197. Vì sao thiết bị bảo hộ rò điện có thể ngăn ngừa điện giật? 198. Vì sao chuông cảnh báo phòng trộm có thể tự động kêu? 199. Vì sao máy cảm biến khói mù có thể tự động báo cháy?

200. Vì sao không mở cửa cũng có thể trông thấy người ở ngoài cửa? 201. Ổ khóa cửa điện tử bảo đảm an toàn như thế nào?

202. Vì sao trong toà nhà cao tầng không nên dùng ống nước máy làm dây nối đất an toàn?

203. Vì sao có rađiô có khá nhiều băng sóng ngắn? 204. Vì sao rađiô có thể chọn lựa các đài phát thanh?

205. Rađiô có thể thu được âm thanh của đài truyền hình không? 206. Vì sao âm hưởng của âm thanh vòng1 nghe đặc biệt hay?

207. Vì sao có thể dùng laze để đĩa hát phát âm thanh? 208. Vì sao băng từ có thể ghi âm, ghi hình?

209. Vì sao tivi màu có thể dùng ba loại màu sắc đỏ, lục, lam hợp thành hình ảnh?

210. Vì sao khi xem truyền hình, người và tivi phải giữ khoảng cách nhất định?

211. Vì sao có loại tivi có chức năng phân chia màn hình? 212. Thế nào là tivi màn hình tinh thể lỏng?

213. Thế nào là truyền hình số? 214. Vì sao tủ lạnh có thể làm lạnh?

215. Máy điều hoà không khí vì sao vừa có thể làm lạnh lại vừa có thể làm nóng?

216. Vì sao sau khi tủ lạnh và máy điều hoà không khí tạm ngừng, phải đợi 3 - 5 phút sau mới được khởi động lại?

217. Vì sao cửa và vách khung của tủ lạnh đều khá dày? 218. Tủ lạnh xanh là gì?

219. Vì sao máy rèm gió có thể ngăn cách không khí trong và ngoài cửa


được?

220. Máy chụp ảnh "thằng ngốc" chụp ảnh như thế nào?

221. Vì sao máy chụp một lần thành ảnh sau khi chụp là có thể lấy ảnh ngay?

222. Máy chụp ảnh kĩ thuật số là gì?

223. Có thể dùng phương pháp laze để điều trị cận thị không? 224. DVD là gì?

225. Đồ điện logic mờ dùng trong nhà là gì?


Mười vạn câu hỏi vì sao là bộ sách phổ cập khoa học dành cho lứa tuổi thanh, thiếu niên. Bộ sách này dùng hình thức trả lời hàng loạt câu hỏi "Thế nào?", "Tại sao?" để trình bày một cách đơn giản, dễ hiểu một khối lượng lớn các khái niệm, các phạm trù khoa học, các sự vật, hiện tượng, quá trình trong tự nhiên, xã hội và con người, giúp cho người đọc hiểu được các lí lẽ khoa học tiềm ẩn trong các hiện tượng, quá trình quen thuộc trong đời sống thường nhật, tưởng như ai cũng đã biết nhưng không phải người nào cũng giải thích được.

Bộ sách được dịch từ nguyên bản tiếng Trung Quốc do Nhà xuất bản Thiếu niên Nhi đồng, Trung Quốc xuất bản. Do tính thiết thực, tính gần gũi về nội dung và tính độc đáo về hình thức trình bày mà ngay khi vừa mới xuất bản ở Trung Quốc, bộ sách đã được bạn đọc tiếp nhận nồng nhiệt, nhất là thanh thiếu niên, tuổi trẻ học đường. Do tác dụng to lớn của bộ sách trong việc phổ cập khoa học trong giới trẻ và trong xã hội, năm 1998 Bộ sách Mười vạn câu hỏi vì sao đã được Nhà nước Trung Quốc trao "Giải thưởng Tiến bộ khoa học kĩ thuật Quốc gia", một giải thưởng cao nhất đối với thể loại sách phổ cập khoa học của Trung Quốc và được vinh dự chọn là một trong "50 cuốn sách làm cảm động Nước Cộng hoà" kể từ ngày thành lập nước. Mười vạn câu hỏi vì sao

Bộ sách Mười vạn câu hỏi vì sao có 12 tập, trong đó 11 tập trình bày các khái niệm và các hiện tượng thuộc 11 lĩnh vực hay bộ môn tương ứng: Toán học, Vật lí, Hoá học, Tin học, Khoa học môi trường, Khoa học công trình, Trái Đất, Cơ thể người, Khoa học vũ trụ, Động vật, Thực vật; ở mỗi lĩnh vực các tác giả vừa chú ý cung cấp các tri thức khoa học cơ bản, vừa chú trọng phản ánh những thành quả và những ứng dụng mới nhất của lĩnh vực khoa học kĩ thuật đó; Các tập sách đều được viết với lời văn dễ hiểu, sinh động, hấp dẫn, hình vẽ minh hoạ chuẩn xác, tinh tế, rất phù hợp với độc giả trẻ tuổi và mục đích phổ cập khoa học của bộ sách.

Do chứa đựng một khối lượng kiến thức khoa học đồ sộ, thuộc hầu hết các lĩnh vực khoa học tự nhiên và xã hội, lại được trình bày với một văn phong dễ hiểu, sinh động, Mười vạn câu hỏi vì sao có thể coi như là bộ sách tham khảo bổ trợ kiến thức rất bổ ích cho giáo viên, học sinh, các bậc phụ huynh và đông đảo bạn đọc Việt Nam.

Trong xã hội ngày nay con người sống không thể thiếu những tri thức tối
thiểu về văn hóa, khoa học; Sự hiểu biết về văn hóa, khoa học của con người càng rộng, càng sâu thì mức sống, mức hưởng thụ văn hóa của con người càng cao và khả năng hợp tác, chung sống, sự bình đẳng giữa con người càng lớn, càng đa dạng, càng có hiệu quả thiết thực; Mặt khác khoa học hiện đại đang phát triển cực nhanh, tri thức khoa học mà con người cần nắm ngày càng nhiều, do đó, việc xuất bản tủ sách phổ biến khoa học dành cho tuổi trẻ học đường Việt Nam và cho toàn xã hội là điều hết sức cần thiết, cấp bách và có ý nghĩa xã hội, ý nghĩa nhân văn rộng lớn; Nhận thức được điều này, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho xuất bản Bộ Mười vạn câu hỏi vì sao và tin tưởng sâu sắc rằng bộ sách này sẽ là người thầy tốt, người bạn chân chính của đông đảo thanh, thiếu niên Việt Nam, đặc biệt là học sinh, sinh viên trên con đường học tập, xác lập nhân cách, bản lĩnh để trở thành công dân hiện đại, mang tố chất công dân toàn cầu.