Các vật thể chìm trong nước đều phải chịu áp suất của nước. Áp suất này tỉ lệ thuận với độ sâu của nước. Hễ độ sâu tăng lên 10 m, áp suất sẽ tăng 98 kPa. Cũng có nghĩa là, trên diện tích 1 cm2, áp lực tăng lên 9,8 niutơn (N). Làm một con tính sơ lược: thân mình của một người trưởng thành có diện tích khoảng 15000 cm2. Nếu người ấy lặn xuống nước 30 m, áp lực đè lên thân mình anh ta sẽ tăng đến 441.000 N. Dưới một áp lực lớn như thế, liệu thân mình của người thợ lặn có bị ép bẹp không?
Không hề. Vì trong tổ chức thân thể của người trưởng thành có trên 60% là nước và nước thì không thể ép bẹp được. Đồng thời trong quá trình người thợ lặn từ từ lặn xuống nước, thông qua cách hít không khí trong bình khí nén mà không ngừng điều tiết áp suất chất khí trong cơ thể, làm cho nó triệt tiêu với áp suất nước ở dưới sâu đè lên người anh ta.
Áp lực nước tuy không ép bẹp được người thợ lặn, song độ sâu lặn được của con người cũng có giới hạn. Một mặt, vì theo đà độ sâu lặn tăng lên, áp suất nước càng lúc càng lớn, ngộ nhỡ nó vượt quá áp suất của bình không khí nén mà người thợ lặn mang theo thì anh ta khó bề điều tiết sự cân bằng áp suất trong và ngoài cơ thể và duy trì sự hô hấp. Mặt khác, vì làm việc trong môi trường áp suất cao, không khí mà người thợ lặn thở là không khí áp suất cao, khí nitơ trong đó sẽ hoà tan vào trong máu, vào các tổ chức và vào trong chất béo. Lượng hoà tan này tăng lên theo sự tăng cao của áp suất chất khí và sự kéo dài của thời gian lặn. Nếu người thợ lặn nổi lên nhanh quá, áp suất nước giảm xuống, khí nitơ trong máu thường là giãn nở nhanh chóng, trở thành bọt khí, bịt kín các huyết quản hoặc đè chặt các tổ chức trong cơ thể, gây nên bệnh giảm áp. Hiện tượng khí nitơ trong cơ thể nở ra nhanh chóng giống như khí vừa mở nắp chai nước có ga vậy. Vì vậy, người thợ lặn làm việc dưới biển sâu cần phải chọn lựa phương án đúng đắn, và dựa vào các nhân tố như thể lực của bản thân và nhiệt độ nước, v.v. mà điều chỉnh thời gian giảm áp, nổi người lên theo một tốc độ nhất định, để bọt khí trong cơ thể có thể chui ra ngoài một cách thuận lợi, thì sẽ không mắc bệnh giảm áp.
Hiện nay, người ta áp dụng biện pháp hít chất khí hỗn hợp và tăng áp đối với chất khí theo độ sâu lặn, nên người thợ lặn đã có thể hoạt động dưới biển trong vòng độ sâu tới 300 m.
bạn đọc bài khác :
10 vạn câu hỏi vì sao về vật lý
(47)
Giải bài tập Vật Lí 12 Nâng cao
(50)
Giải bài tập vật lý 10 Cơ Bản
(38)
Giải bài tập vật lý 10 Nâng cao
(57)
Giải bài tập Vật Lý 11 Cơ bản
(33)
Giải bài tập vật lý 11 Nâng cao
(43)
Giải bài tập vật lý 6
(25)
Giải bài tập vật lý 7
(29)
Giải bài tập vật lý 8
(30)
Giải bài tập vật lý 9
(49)
Next
« Prev Post
« Prev Post
Previous
Next Post »
Next Post »
Subscribe to:
Post Comments (Atom)